Tổng quan về hóa chất công nghiệp. Hóa chất công nghiệp là gì?(Phần 1)

Ngành hóa chất công nghiệp hiện nay đang phát triển và mở rộng ra hầu hết các lĩnh vực trong đời sống, đặc biệt là ứng dụng trong sản xuất công nghiệp. Nếu bạn là doanh nghiệp đang muốn tìm hiểu về hóa chất công nghiệp là gì và ứng dụng của nó đối với doanh nghiệp của mình thì có thể tham khảo bài viết bên dưới.  

1. Hóa chất công nghiệp là gì?

Hóa chất là gì

Trong cuộc sống hiện nay, hóa chất được ứng dụng và sử dụng vô cùng rộng rãi. Trong hóa học, hóa chất hay chất hóa học là một dạng của vật chất mà có hợp chất và đặc tính hóa học không đổi. Hiểu một cách đơn giản thì “hóa chất” là một đơn chất, hợp chất hoặc một hỗn hợp chất và không thể tách thành những phần nhỏ hơn bằng cách vật lý thông thường mà không làm bẻ gãy các liên kết hóa học. Những hóa chất này được con người khai thác từ tự nhiên hoặc nguyên liệu nhân tạo.

Degrasan_hóa chất là gì

Các dạng tồn tại của hóa chất: Dạng khí, dạng lỏng,  rắn hay dạng plasma và có thể chuyển đổi trạng thái dưới tác dụng của nhiệt độ, áp suất,...

Nó là một dạng của vật chất mà có đặc tính hóa học không đổi. Không thể tách nó ra thành những thành phần nhỏ hơn bằng các phương pháp tách vật lý mà không làm bẻ gãy các liên kết hóa học. Hóa chất tồn tại ở nhiều trạng thái khác nhau: khí, lỏng, rắn, và plasma.

Hóa chất công nghiệp là gì

Hóa chất công nghiệp cũng là một dạng của vật chất, được sản xuất từ nguồn nguyên liệu như không khí, nước và khoáng chất trong tự nhiên.

Chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều sản phẩm trong đời sống được tạo ra từ hóa chất công nghiệp như: Chất khử trùng, dung dịch tẩy rửa dùng trong nhà hàng - khách sạn, thuốc nhuộm, mực in, ...

Về phân loại của hóa chất được chia làm 3 loại với những đặc tính riêng biệt phù hợp với từng nhu cầu sử dụng trong đời sống.

  • Hóa chất công nghiệp cơ bản: bao gồm các hóa chất có nguồn gốc từ dầu mỏ, chất vô cơ cơ bản (các chất như clo, natri hydroxit, sunfuric và axit nitric,..) và polyme.
  • Hóa chất công nghiệp đặc dụng: Loại hóa chất này thường được dùng trong ngành kỹ thuật, dệt may,... ứng dụng để bảo vệ cây, các loại sơn, mực in và chất màu.
  • Hóa chất công nghiệp tiêu dùng: Đây là những sản phẩm được tạo thành từ hóa chất công nghiệp cơ bản và được ứng dụng phổ biến như các chất tẩy rửa, các đồ dùng sinh hoạt hàng ngày.

Hóa chất công nghiệp

2. Sự phát triển ngành hóa chất công nghiệp

Lịch sử hình thành ngành hóa chất công nghiệp

Lịch sử hình thành ngành hóa chất công nghiệp từ thời sơ khai tới nay đã trải qua khá nhiều giai đoạn. Khởi đầu từ những đơn vị sản xuất nhỏ lẻ cho tới bây giờ đã xuất hiện những ngành công nghiệp quan trọng với quy mô lớn trên thế giới và tại Việt Nam. 

Tại Việt Nam, ngành công nghiệp hóa chất được xây dựng với quy mô lớn từ năm 1954. Từ những năm 1980 - 1985, ngành công nghiệp hóa chất dần chiếm được vị thế và trở thành một ngành kinh tế kỹ thuật độc lập, đặc biệt năm 1985, ngành bước vào thời kỳ đổi mới và ổn định phát triển.

Ngành công nghiệp hóa chất đạt mức độ tăng trưởng cao nhất vào những 1992 - 1995.

Từ cuối thế kỷ XX đến nay vẫn tiếp tục tăng trưởng và phát triển rộng ở hầu hết các lĩnh vực, các thành phần kinh tế.

Thực trạng ngành hóa chất công nghiệp hiện nay

Tổng quan về ngành công nghiệp hóa chất của nước ta hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, năng suất lao động không quá cao. Đối với một số ngành như hóa dầu hay hóa hữu cơ, về cơ bản vẫn chưa được hình thành hoặc mới bắt đầu. Hiện nay, ngành công nghiệp hóa chất chủ yếu phục vụ cho nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và phục vụ tiêu dùng. 

Có thể kể đến hóa chất cho nông nghiệp như: Hóa chất bảo vệ thực vật; phân bón, phân đạm, phân NPK,..; Hóa chất vô cơ cơ bản như: Soda, axit sunfuric, axit photphoric, axit clohydric,... Hoá chất của ngành công nghiệp: đất đèn, oxy, cacbonic, than hoạt tính, amoniac, phụ gia của sản phẩm dầu mỏ, que hàn, nguyên liệu nhựa; Hóa chất dùng trong tiêu dùng: Xăng dầu, chất tẩy rửa, pin ắc quy, cao su, sơn…

Xu hướng ngành hóa chất công nghiệp trong tương lai

Hiện nay, Nhà nước đã ủng hộ và tạo điều kiện để ngành công nghiệp hóa chất được phát triển: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã nhận định: Ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển, nền công nghiệp đang phát triển mạnh, năng động với thị trường tiêu dùng nội địa gần 100 triệu dân. Ngoài ra, ngành cũng đang có sự đầu tư của nhiều thành phần kinh tế, dự án quy mô lớn, cho thấy nhu cầu thị trường về ngành và chính sách hấp dẫn từ Nhà nước đối với sự phát triển của ngành này.

Mặt khác, chúng ta chưa khai thác hết được tiềm năng của ngành, chưa tận dụng được tối đa nguồn tài nguyên của ngành mà vẫn phải phụ thuộc vào nhập khẩu. 

Từ đó, mục tiêu phát triển ngành công nghiệp hóa chất là tập trung vào lĩnh vực có tính chất chủ chốt các hóa chất phục vụ nền nông nghiệp, hóa chất cơ bản và cao su. Cùng lúc đó, chúng ta cần tập trung nghiên cứu lựa chọn địa điểm, đầu tư hạ tầng cơ sở kỹ thuật nền tảng. Đẩy mạnh hỗ trợ, khuyến khích nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ hóa chất. Nhà nước cũng đề xuất xây dựng các giải pháp phát triển công nghiệp hóa chất xanh, thân thiện với môi trường. Theo đó là các chính sách để phát triển và quản lý mạng lưới các tổ chức tư vấn đầu tư, hỗ trợ cơ quan quản lý cũng như doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định về quản lý hóa chất.

3. Các loại hóa chất sử dụng trong công nghiệp

 Hóa chất axit sunfuric (H2SO4)

Là một trong những hóa chất phổ biến nhất và được ứng dụng nhiều nhất trong ngành công nghiệp hóa chất. Axit Sunfuric (Acide Sulfurique) có công thức hóa học là H2SO4. Đây là chất lỏng không màu, không mùi, có thể hòa tan trong nước, nặng hơn nước và khó bay hơi. H2SO4 là thành phần của mưa axit, được tạo thành từ điôxít lưu huỳnh trong nước bị oxi hoá, hay là Axit Sunfuric bị oxi hoá.

H2SO4 là một hợp chất quan trọng để sản xuất ra axit photphoric - là thành phần không thể thiếu của phân bón, sản xuất nhôm sunfat, phẩm nhuộm, luyện kim, sơn, dầu mỏ,…

Ứng dụng của Axit Sunfuric được thấy nhiều trong sản xuất công nghiệp như sản xuất kim loại đồng, kẽm, chất tẩy rửa kim loại trước khi mạ,...; sử dụng trong phòng thí nghiệm để điều chế HNO3, HCL,..; xử lý nước thải; sản xuất phân bón,...

Degrasan_Hóa chất axit sunfuric (H2SO4) và ứng dụng

Hóa chất sodium hydroxide (NaOH)

Nói đến xút ăn da chắc ai cũng biết là chất Natri hydroxide hay hydroxide natri

Xút ăn da hay Natri hydroxide (hydroxide natri) có công thức hóa học là chất kiềm NaOH - một hợp chất vô cơ của natri. Trong cuộc sống hàng ngày ta thường bắt gặp hóa chất công nghiệp NaOH trong các chế phẩm như xà phòng, các chất tẩy rửa. Cách nhận biết NaOH khá đơn giản, ở thể rắn sẽ có màu trắng, không mùi; ở thể lòng hay dung dịch sẽ có tính nhờn.

Trong các ngành công nghiệp, NaOH được ứng dụng rất nhiều trong sản xuất các chất tẩy rửa, ngành nhuộm, công nghiệp giấy, xử lý nước bể, y học hay hóa dược mỹ phẩm,...

degrasan_sut_natrihidroxit

Bài viết là một phần về chủ đề hóa chất công nghiệp, mong sẽ giúp được bạn đọc hiểu về nó và trong bài "Tổng quan về hóa chất công nghiệp cơ bản. Hóa chất công nghiệp là gì? (Phần 2)" sẽ tiếp tục các loại hóa chất thường được sử dụng trong công nghiệp, ứng dụng và nơi mua sản phẩm hóa chất uy tín.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
Degrasan Vietchem Joint Stock Company
Địa chỉ: Biệt thự số 5-1, Palm Garden, 2 Việt Hưng, Khu đô thị Việt Hưng, Phường Việt Hưng, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: +84(0)243.219.1214
Email: info@ivh-vietnam.com
Website: https://degrasan.net

Bài viết liên quan

Hóa chất tẩy rửa cáu cặn đường ống Degrasan® NF 550
Hóa chất tẩy rửa cáu cặn đường ống Degrasan® NF 550
Tầm quan trọng của việc tẩy dầu mỡ gia công bề mặt kim loại Crom
Tầm quan trọng của việc tẩy dầu mỡ gia công bề mặt kim loại Crom
Nguyên lý bảo vệ phương pháp mạ kẽm nhúng nóng
Nguyên lý bảo vệ phương pháp mạ kẽm nhúng nóng
Công nghệ CIP trong nhà máy bia
Công nghệ CIP trong nhà máy bia