Tìm hiểu quy trình sản xuất đồ uống có ga đạt chuẩn

Các loại đồ uống có ga được sử dụng rất nhiều không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Đây thực chất là một loại nước ngọt với nhiều hương vị khác nhau được thêm khí gas vào. Loại đồ uống này hấp dẫn vị giác, tăng cảm giác sảng khoái, như một thức uống giải khát cho con người. Một số loại đồ uống có ga cực kì nổi tiếng mà ai cũng biết đến như: coca cola, pepsi, 7up, Mirinda, Fanta,... 

Các thành phần chính có trong đồ uống có gas

Để tạo được khí gas, loại đồ uống này có các thành phần riêng sử dụng vào quá trình sản xuất. Degrasan sẽ dùng các bạn tìm hiểu các thành phần này xem chúng có tác dụng như thế nào nhé.

uống có ga

Đường: Chiếm tỷ lệ khoảng 7% -12%, dùng ở dạng khô và dạng lỏng. Có tác dụng tạo vị ngọt, kích thích vị giác người uống, cân bằng axit. Hương vị trong sản phẩm đồ uống có ga phụ thuộc vào sự cân bằng vị chua vị ngọt, nồng độ PH. Axit có vai trò quan trọng nhất, là chất tăng vị, giảm độ PH, bảo quản đồ uống.

Chất phụ gia: Đây là thành phần không thể thiếu, giúp tăng hương vị, tạo cảm giác sảng khoái. Đồng thời nó cũng ngăn chặn các vi sinh vật sinh sôi phát triển, bảo quản đồ uống khỏi hư hỏng.

Carbon dioxide ( CO2): Bạn có biết vì sao nước có ga thường có bọt khi chắt ra hoặc khi bị tác động mạnh? Đó là do CO2 tạo ra các sủi bọt, ngoài ra còn bảo quản sản phẩm. Đây là thành phần đặc trưng không thể thay thế được bởi đặc điểm: tính trơ, dễ hóa lỏng, không độc hại, giá rẻ. 

Các bước sản xuất đồ uống có gas đạt chuẩn 

nuoc-giai-khat

Bước 1:Chuẩn bị nước

Bước này khá đơn giản và nhanh chóng. Sử dụng trực tiếp nguồn nước giếng hoặc nước ngầm loại nước này ổn định và tiết kiệm hơn so với nguồn nước mày. Trước khi đưa vào sản xuất, nước sẽ được lọc bằng hệ thống lọc của nhà máy. Thông qua các bước lọc để tạo ra nguồn nước sạch khuẩn không bị pha tạp các chất khác.

Bước 2: Gia nhiệt nấu

Chuẩn bị đường và nước, cho nước vào nồi nấu có cánh khuấy (tốc độ 120 vòng /phút) cho tiếp đường vào với tỷ lệ 5 nước/1 đường. Nhiệt độ nấu duy trì mức 90oC, thời gian 2 tiếng cho đến khi xuất hiện bong bóng và đông nhất ta kết thúc bước này. Mục đích bước này: nấu đường thành syrup tăng vị ngọt, bước tiền đề để trộn hương liệu và phụ gia ở quá trình tiếp theo.

Bước 3: Phối trộn hương liệu

Giữ nguyên nồi nấu ở bước 2, nhiệt độ khi cho chất phụ gia là 90 độ C và khi cho hỗn hợp hương là 80 độ C. khi đã cho hết nguyên liệu vào, chúng ta ngừng gia nhiệt nhưng vẫn khuấy đều các chất có trong nồi. Tốc độ khuấy giữ ở mức 120 vòng/phút. Mục đích hòa tan hương, màu vào dung dịch tạo  hương vị đặc trưng của loại đồ uống.

Bước 4: Lọc

Syrup được lọc qua màng lọc ở ống tháo liệu ( nhiệt độ vẫn giữ ổn định mức 80 độ C) để loại bỏ tạp chất tồn lại ở các bước trên và khi máy hoạt động. Loại bỏ tạp chất vật lý để chuẩn bị cho bước tiếp theo. 

v6lGQBS

Bước 5:  Bão hòa CO2  

Sử dụng bồn dung tích khoảng 1500 lít, cho sản phẩm sau khi đã lọc vào bồn, đổ thêm nước để đạt đầy. Hạ nhiệt độ xuống còn 0 – 2oC bằng các ống truyền nhiệt bên trong bồn. Nạp CO2 sử dụng CO2 tinh khiết từ bình lỏng. Quá trình này cần đến 3h để hoàn thành, nên nạp CO2 từ từ giúp CO2 hấp thụ đều trong dung dịch. Kết thúc quá trình ta có dung dịch bán thành phẩm

Bước 6: Đóng chai thành phẩm

Bơm thành phẩm lên bồn, chuẩn bị bình triết để đóng chai, đóng lon. Để tiết kiệm thời gian, quy trình đóng lon thực hiện cho 24 lon một lần, hệ thống vòi chắt đóng mở tự động do lập trình POC điều khiển. Thể tích 330ml/lon thuận lợi khi phân phối, đóng hàng. Lon chạy trên băng truyền đến vị trí ghép nắp và chạy đến khu tiếp nhận sản phẩm. Dây chuyền lon sử dụng băng tải gắn moto giảm tốc, nguồn điện thích hợp 220V, công suất 0.5Kw/h.

Bước 7: Xử lý nhiệt

Các sản phẩm đã đóng lon sẽ được xếp vào rổ và được thanh cẩu đưa đến bồn giải nhiệt. Lon nước đang ở nhiệt độ 1-2 độ C được giải nhiệt lên mức 30 độ C, phù hợp với nhiệt độ thường tạo điều kiện bảo quản và sử dụng trong thời gian dài. Quá trình giải nhiệt do các công nhân thực hiện bằng cảm quan và kinh nghiệm chuyên môn của mình. 

Bước 8: Hoàn thiện sản phẩm

Chờ cho lon nước được khô, không bị bám nước ở xung quanh vỏ nhà sản xuất tiến hành đóng lóc, bao màng co, cho vào thùng. Số lượng tùy thuộc từng mục đích phân phối có thể 12 lon/ lốc, 6 lon/ lốc, 24 lon/ thùng...Việc bao gói làm sản phẩm có tính thẩm mĩ, gọn gàng thuận tiện di chuyển, tiêu thụ. Trên sản phẩm phải có các thông tin thành phần, nhà sản xuất, hạn sử dụng.

Trên đây là các bước sản xuất đồ uống có ga của một nhà máy cần tuân theo. Các bước có thể gộp hoặc rút ngắn nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, màu sắc, mùi vị, độ an toàn vệ sinh. Hy vọng bài viết sẽ có ích và mang lại một kiến thức mới cho người đọc.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
Degrasan Vietchem Joint Stock Company
Địa chỉ: Biệt thự số 5-1, Palm Garden, 2 Việt Hưng, Khu đô thị Việt Hưng, Phường Việt Hưng, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: +84(0)243.219.1214
Email: info@ivh-vietnam.com
Website: https://degrasan.net

Bài viết liên quan

Hóa chất tẩy rửa cáu cặn đường ống Degrasan® NF 550
Hóa chất tẩy rửa cáu cặn đường ống Degrasan® NF 550
Tầm quan trọng của việc tẩy dầu mỡ gia công bề mặt kim loại Crom
Tầm quan trọng của việc tẩy dầu mỡ gia công bề mặt kim loại Crom
Nguyên lý bảo vệ phương pháp mạ kẽm nhúng nóng
Nguyên lý bảo vệ phương pháp mạ kẽm nhúng nóng
Công nghệ CIP trong nhà máy bia
Công nghệ CIP trong nhà máy bia