Quy trình mạ kẽm lạnh được thực hiện như thế nào?

Như những chia sẻ trong các bài viết trước của Degrasan các bạn đã hiểu mạ kẽm lạnh là gì, ưu điểm cũng như ứng dụng của phương pháp này. Để giúp mọi người có cái nhìn tổng thể toàn diện hơn, bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quy trình mạ kẽm lạnh, cách thực hiện như thế nào nhé.

Quy trình trình mạ kẽm theo tiêu chuẩn 

Mỗi phương pháp mạ kẽm sẽ có quy trình khác nhau. Đôi khi nó còn phụ thuộc vào người thực hiện và tiêu chuẩn của sản phẩm cần mạ. Nhưng chung quy lại, tất cả đều dựa theo các bước cơ bản sau đây: 

Tieu-chuan-ma-kem-nhung-nonganh-bsi

Làm sạch dầu mỡ: hầu hết các đồ sắt thép, kim loại khi sản xuất ra đều có lớp dầu phủ bên ngoài. Đầu tiên bạn cần ngâm sản phẩm mạ vào dung dịch tẩy sạch dầu, thời gian giao động 15-20 phút tùy tính chất kim loại. Làm sạch vết rỉ: sau khi đã sạch dầu mỡ, tiếp tục tiến hành tẩy rỉ sét bằng cách ngâm đồ vật mạ vào dung dịch axit chuyên dụng nồng độ 10 - 15%.

Làm sạch dầu phương pháp điện hóa: tiếp tục làm sạch dầu lần hai, với cách này khí thoát ra trên điện cực tách hoàn toàn dầu mỡ khỏi bề mặt chuẩn bị xi mạ. Bước trung hòa: mục đích thực hiện bước này trước khi mạ là để loại bỏ mảng bám oxit cùng với ion sắt bằng dung dịch HCL. Thời gian diễn ra nhanh từ 5-20 giây ở nhiệt độ bình thường.

Tiến hành xi mạ: là khâu chính của quá trình mạ kẽm, mục đích tạo lớp xi mạ lên bề mặt sản phẩm, lớp mạ bóng mịn vừa làm đẹp lại vừa bảo vệ bền vững khỏi sự ăn mòn. Mạ kẽm lạnh có độ che phủ cao, phù hợp các chi tiết nhỏ, độ dày lớp mạ phụ thuộc vào người mạ trực tiếp tạo ra.

Hoạt hóa: có thể hiểu đây là bước phụ trợ làm tăng độ sáng bóng cho lớp xi mạ vừa rồi. Cromat hóa: khâu này có tác dụng tăng độ bền cho lớp mạ, tăng khả năng bảo vệ khỏi ăn mòn bằng cromat hóa, tạo cho sản phẩm màu trắng sáng, vàng xanh hoặc vàng đen.

Làm khô bề mặt xi mạ: phủ màu và đưa sản phẩm trên vào tủ sấy khô. Hiệu quả mạng lại giúp lớp mạ đồng màu, làm nhẵn bề mặt. Kiểm tra lại sản phẩm hoàn thiện: Xem xét kĩ lại sản phẩm đã đạt yêu cầu ban đầu chưa thông qua máy đo độ dày hoặc cái mẹo bằng tay và mắt thường. Nếu chưa đạt yêu cầu quá trình xi mạ sẽ thực hiện lại từ đầu. 

Chú ý khi thực hiện trong quy trình mạ kẽm

Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào quá trình xi mạ, sự khéo léo cẩn thận cùng với kinh nghiệm của  nhân viên mạ kẽm. Bạn cần để ý các trường hợp sau tránh gây ra hư hỏng bề mặt:

Tieu-chuan-ma-kem-nhung-nong

Mạ kẽm bằng Acid

  • Lớp xi mạ bị giòn, tối màu: do dung dịch không được cân bằng, xảy ra hiện tượng thiếu hoặc thừa bóng gây ra bong tróc hư hỏng. 
  • Lớp mạ nhám có nhiều lỗ nhỏ không đều:  do dung dịch không cân bằng và thiếu chất làm ẩm ướt.
  • Lớp mạ bị cháy:  nguyên nhân bởi nồng độ kim loại quá thấp tác động đến lớp mạ gây cháy.
  • Màu nâu xuất hiện sau mạ: nguyên nhân thừa chloride, chất bóng không đều trong dung dịch dùng để mạ.
  • Độ che phủ kém: gây ra bề mặt sản phẩm không được phủ kín lớp mạ, nguyên nhân chính do độ PH , cũng có thể do thừa Zn.  
  • Lớp mạ tối đen: hóa chất bị nhiễm các tạp chất kim loại không nằm trong thành phần dung dịch. 
  • Bề mặt xi mạ sần sùi: bởi độ Ph quá cao sinh ra tạp chất làm lớp mạ xù xì kiểu như có gai trên bề mặt.
  • Xuất hiện đốm li ti: ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao mà tốc độ quay lại chậm làm nhiễm sắt.

Mạ kẽm bằng kiềm 

  • Bề mặt mạ mờ: do nồng độ Zn cao mà độ bóng trong dung dịch ít. bề mặt mạ không được làm sạch đúng quy trình, nhiệt độ không đạt chuẩn, bể mạ nhiễm tạp chất bẩn. 
  • Xảy ra hiện tượng cháy: đo dòng điện để mạ quá cao trong khi nồng độ kiềm nhỏ, lượng kẽm đun chảy quá ít hoặc quá nhiều.
  • Bề mặt xi mạ có gai: dòng điện cao, bộ lọc kém và hóa chất nhiễm bẩn.
  • Lớp mạ dễ bong, độ bền thấp: không làm sạch bề mặt trước khi mạ, nhiệt độ thấp, quy trình thực hiện không đúng. 

Một số hóa chất mạ kẽm được sử dụng nhiều

Có ba loại hóa chất được sử dụng nhiều nhất trong hầu hết các đơn vị nhận xi mạ và các ngành xi mạ công nghiệp. Ba loại đó lần lượt là chất phụ gia với kiềm không có Cyanua, phụ gia kẽm acid và phụ gia thụ động Cr+3. 

son-go-5-97684

Phụ gia với kiềm không có Cyanua: Ưu điểm của chất phụ gia này chính là sự thân thiện với môi trường không gây hại cho sức khỏe, an toàn cho người sử dụng. Nó dùng phổ biến nhất ở các nước Châu Âu và một số nước như Nhật, Đài Loan.   

Phụ gia kẽm acid: có hai loại là bóng kẽm và dẻo kẽm. Ưu điểm bề mặt có độ bóng cao, khả năng bám dính cực tốt, không bám dầu mỡ trên bề mặt. Acid thường dùng trong trang trí, tăng tính thẩm mĩ. 

Phụ gia xi mạ Cr+3: trong 3 chất phụ gia thì đây là loại hiện đại và mới nhất. Nhiều nước phát triển trong nhóm các quốc gia G7 chỉ chấp nhận tiêu chuẩn mạ kẽm thụ động Cr+3. Ưu điểm vừa an toàn cho sức khỏe lại có khả năng chống các tác nhân mài mòn, oxi hóa tốt. 

Mạ kẽm lạnh hay mạ kẽm nóng đều có những hiệu quả nhất định khi sử dụng. Muốn có kết quả tốt nhất bạn phải tuân thủ đúng quy trình, đây đều là những kinh nghiệm được đúc rút lại từ các bậc thầy đi trước. Chúc các bạn thành công có được sản phẩm xi mạ như ý. 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
Degrasan Vietchem Joint Stock Company
Địa chỉ: Biệt thự số 5-1, Palm Garden, 2 Việt Hưng, Khu đô thị Việt Hưng, Phường Việt Hưng, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: +84(0)243.219.1214
Email: info@ivh-vietnam.com
Website: https://degrasan.net

Bài viết liên quan

Hóa chất tẩy rửa cáu cặn đường ống Degrasan® NF 550
Hóa chất tẩy rửa cáu cặn đường ống Degrasan® NF 550
Tầm quan trọng của việc tẩy dầu mỡ gia công bề mặt kim loại Crom
Tầm quan trọng của việc tẩy dầu mỡ gia công bề mặt kim loại Crom
Nguyên lý bảo vệ phương pháp mạ kẽm nhúng nóng
Nguyên lý bảo vệ phương pháp mạ kẽm nhúng nóng
Công nghệ CIP trong nhà máy bia
Công nghệ CIP trong nhà máy bia