Những Yêu Cầu Bắt Buộc Phải Nắm Rõ Khi Vận Chuyển Hóa Chất

Trong quá trình vận chuyển các loại hóa chất để đảm bảo an toàn thì cần phải tuân thủ theo những quy định nghiệm ngặt để tránh các trường hợp cháy nổ, gây nguy hiểm và thiệt hại.

Vậy có những nguyên tắc nào mà người vận chuyển cần phải nắm khi vận chuyển? Vật chứa hóa chất cần phải đáp ứng điều kiện nào để đảm bảo an toàn? Cần xếp dỡ hóa chất như thế nào để tránh gây nguy hiểm? Đây là những thắc mắc chung mà Hóa Chất Degrasan nhận được rất nhiều trong quá trình thực hiện và hôm nay tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp thác mắc ngay đây!

Khi vận chuyển hóa chất cần biết những quy định cơ bản nào?

1. Khi vận chuyển hoá chất nguy hiểm phải theo các quy định TCVN 4512:88, các văn bản quy định hiện hành và các quy định trong tiêu chuẩn này.

van-chuyen-hoa-chat-2

2. Khi vận chuyển hoá chất nguy hiểm, cơ quan có hàng phải gửi kèm các giấy tờ theo quy định hiện hành, thông báo cho cơ quan tiếp nhận và cơ quan chịu trách nhiệm bốc dỡ.

3. Khi vận chuyển hoá chất nguy hiểm, nhân viên áp tải hoặc người vận chuyển cần phải mang theo đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cũng như biết rõ các tính chất hoá lý của hoá chất, các biện pháp đề phòng và cách giải quyết khi gặp sự cố.

4. Trước khi hàng đến ga, cảng, cơ quan vận chuyển phải thông báo cho cơ quan nhận hàng biết để có kế hoạch tiếp nhận kịp thời.

Người vận chuyển cần tuân thủ những gì để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển?

1. Trước khi xếp hoá chất nguy hiểm lên phương tiện vận chuyển, người có hàng và người phụ trách phương tiện vận chuyển phải cùng kiểm tra, nếu phương tiện vận chuyển đảm bảo an toàn mới được xếp hàng lên.

2. Khi vận chuyển các bình khí nén, khí hoà tan hay khí hoá lỏng phải theo các qui định: Yêu cầu an toàn trong vận chuyển của TCVN 6304:1997.

3. Cấm vận chuyển các bình ô xy cùng với bình khí dễ cháy và các chất dễ cháy khác.

4. Xe chuyên dụng vận chuyển các chất lỏng dễ cháy phải có sử dụng dây tiếp đất và có biển cấm lửa. Trên xe phải trang bị phương tiện chữa cháy thích hợp.

van-chuyen-hoa-chat

 

5. Hoá chất dễ cháy, nổ nguy hiểm khi vận chuyển phải có giấy phép vận chuyển hàng cháy, nổ của cơ quan có thẩm quyền.

6. Khi vận chuyển hoá chất nguy hiểm, xe phải có mui hoặc bạt che tránh mưa, nắng…

7. Cấm vận chuyển hoá chất nguy hiểm chung với người, gia súc và các hàng hoá khác.

8. Trên đường vận chuyển hoá chất nguy hiểm, chủ phương tiện không được đỗ dừng phương tiện ở nơi công cộng đông người (chợ, trường học, bệnh viện…). Đối với hoá chất nguy hiểm bị nhiệt tác động, khi vận chuyển không được dừng, đỗ nơi phát sinh ra nguồn nhiệt và không được dừng lâu dưới trời nắng gắt.

Vật chứa hóa chất phải đáp ứng những yêu cầu gì?

Để quá trình vận chuyển diễn ra an toàn thì các yếu tố về vật chưa hóa chất cũng phải được tuân thủ nghiêm nhặt. Dưới đây là một vài quy định về cách sử dụng vật đựng, chứa hóa chất:

  • Vật chứa phải bằng vật liệu không gây phản ứng hoá học với hoá chất bên trong, không bị hoá chất bên trong phá huỷ;
  • Vật chứa bằng gỗ thì bên trong phải lót bằng các vật liệu bền đảm bảo hoá chất không thấm, lọt ra ngoài;
  • Vật chứa bằng thuỷ tinh, sành sứ phải là loại tốt, có nút kín, không rạn nứt. Các bình này phải đặt trong sọt, hộp hoặc cũi gỗ và chèn bằng các vật liệu mềm;
  • Vật chứa bằng kim loại phải có nắp kín, nếu cần thiết thì phải niêm phong;
  • Vật chứa các hoá chất lỏng và dạng keo phải kín, đảm bảo không để hoá chất thấm chảy ra ngoài. Các kiện hàng phải đóng gọn chắc chắn để xếp dỡ dễ dàng;
  • Vật chứa là loại chịu áp lực phải chèn, chống va đập.

van-chuyen-hoa-chat-1

Bên cạnh đó bao bì rỗng trước đây đã chứa đựng hoá chất nguy hiểm, chỉ sau khi đã làm sạch cả bên trong và bên ngoài thì khi vận chuyển mới được coi như hàng hoá bình thường, nếu chưa làm sạch, vẫn phải coi như hàng hoá nguy hiểm.

Cần chú ý những gì khi xếp dỡ hóa chất?

1. Trước khi tiến hành xếp dỡ, người phụ trách xếp, dỡ phải kiểm tra bao bì, nhãn hiệu và trực tiếp điều khiển hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn.

2. Cấm xếp các loại hoá chất có khả nãng phản ứng với nhau, kỵ nhau hoặc cách chữa cháy khác nhau trên cùng một xe, một toa tàu, một xà lan, một thuyền. Các kiện hàng phải xếp khít với nhau, phải chèn lót tránh lãn đổ, xê dịch.

3. Khi xếp dỡ hàng phải theo các quy định TCVN 3147-1990.

Trên đường vận chuyển, nếu bốc dỡ bớt hàng xuống, phần còn lại phải chèn buộc cẩn thận đảm bảo không lăn, đổ xê dịch mới được tiếp tục vận chuyển.

4. Trong quá trình xếp dỡ không được kéo lê, quăng vứt, va chạm làm đổ vỡ. Không được ôm vác hoá chất nguy hiểm vào người. Các bao bì đặt đúng chiều ký hiệu theo quy định.

5. Kiểm tra thiết bị nâng chuyển bảo đảm an toàn mới được tiến hành xếp dỡ các kiện hàng.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
Degrasan Vietchem Joint Stock Company
Địa chỉ: Biệt thự số 5-1, Palm Garden, 2 Việt Hưng, Khu đô thị Việt Hưng, Phường Việt Hưng, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: +84(0)243.219.1214
Email: info@ivh-vietnam.com
Website: https://degrasan.net

Bài viết liên quan

Hóa chất tẩy rửa cáu cặn đường ống Degrasan® NF 550
Hóa chất tẩy rửa cáu cặn đường ống Degrasan® NF 550
Tầm quan trọng của việc tẩy dầu mỡ gia công bề mặt kim loại Crom
Tầm quan trọng của việc tẩy dầu mỡ gia công bề mặt kim loại Crom
Nguyên lý bảo vệ phương pháp mạ kẽm nhúng nóng
Nguyên lý bảo vệ phương pháp mạ kẽm nhúng nóng
Công nghệ CIP trong nhà máy bia
Công nghệ CIP trong nhà máy bia